-
Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bình Dương đã thường xuyên quan tâm, thực hiện hiệu quả công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, phụ nữ Bình Dương đã phát huy sự tự tin, năng động, sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
-
Nghị quyết số 16-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016 - 2025 đã mang lại hiệu quả tích cực đến đời sống, kinh tế khu vực nông thôn toàn tỉnh. Riêng đối với huyện Na Hang, sức “nóng” của Nghị quyết đã lan tỏa đến cả những thôn bản xa nhất. Người dân đã bám sát quy hoạch, thay đổi cách thức sản xuất với việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi cho thu nhập cao. Nhờ đó mà giao thương hàng hóa trên địa bàn từng bước phát triển, đời sống người dân được cải thiện.
-
Tháng 10-2018, xã biên giới Lộc Thạnh (Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) hoàn thành 19/19 tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó, nhiều tiêu chí khó cần vốn đầu tư lớn như giao thông, điện, trường học thực hiện đạt tỷ lệ cao và xã không nợ vốn xây dựng. Qua đây, Lộc Thạnh như khoác lên mình tấm áo mới và hơn hết người dân đang được hưởng nhiều lợi ích thiết thực. Kết quả này là nhờ sự đầu tư của Nhà nước cho khu vực biên giới khó khăn và những định hướng đúng của Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân trong xây dựng NTM.
-
Đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế, vận động người dân xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống là những việc làm thiết thực, trách nhiệm, tâm huyết mà nhiều bí thư chi bộ, trưởng thôn ở xã Ninh Lai (Sơn Dương, Tuyên Quang) thực hiện trong những năm qua. Những người đứng đầu này đã trở thành “cánh tay nối dài” đắc lực giúp cấp ủy, chính quyền xã tuyên truyền hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân, từng bước xây dựng địa phương phát triển.
-
Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong đời sống xã hội, Tỉnh ủy Gia Lai đã triển khai, đẩy mạnh phong trào “Một đảng viên giúp đỡ một hộ nghèo” đến từng chi bộ thôn, làng. Xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, Gia Lai là điển hình làm tốt phong trào trên, tạo hiệu ứng, sức lan tỏa trong đội ngũ đảng viên địa phương.
-
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng tại Tây Nguyên, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) luôn thực hiện nhất quán chủ trương “Phát triển vườn cây đến đâu, tổ chức cụm dân cư đến đó”.
-
Trong những năm qua, công tác uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Hội LHPN huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã đạt được những kết quả quan trọng. Các cấp hội làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giúp chị em, nhất là hộ phụ nữ nghèo nắm được chủ trương, chính sách, có cơ hội tham gia giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, phát huy nội lực, phấn đấu xoá đói, giảm nghèo và vươn lên ổn định cuộc sống.
-
Năm 2016, UBND huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh chỉ đạo thành lập mô hình Tổ tự quản giảm nghèo trong đồng bào Khmer tại ấp Giồng lớn A, xã Đại An.
-
Tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Lâm Đồng đã đạt nhiều kết quả tích cực. Năm 2018, tỉnh đề ra kế hoạch có thêm ít nhất 12 xã đạt chuẩn nhưng hiện tại có 16 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới trong năm.
-
Thực hiện Chương trình 135, từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh Cà Mau đã phân khai tổng số vốn gần 97 tỷ đồng để triển khai thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng mới được 308 công trình và duy tu bảo dưỡng 213 công trình giao thông nông thôn; triển khai thực hiện 169 mô hình và 27 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Riêng năm 2018, Cà Mau đã triển khai thực hiện 11 dự án và 67 mô hình với 1.394 hộ tham gia, trong đó có 1.043 hộ nghèo, 193 cận nghèo và 158 hộ mới thoát nghèo.
-
Ngày 2/9/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1722/ QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Bình Phước đã triển khai đồng bộ chương trình trên địa bàn tỉnh và đang đạt nhiều kết quả tích cực.
-
Ngày 5/11, tại tỉnh Thái Nguyên, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2017-2018 và giải pháp thực hiện năm 2019.
-
Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định luôn quan tâm chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các địa phương triển khai thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo. Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ, học nghề, có việc làm, giúp nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
-
Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực như: Tham gia vệ sinh môi trường, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh từ cộng đồng dân cư… phụ nữ Quảng Ninh đã và đang là nhân tố tích cực trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Các cấp Hội LHPN trong tỉnh chủ động lựa chọn các nội dung ưu tiên để thực hiện các tiêu chí cuộc vận động, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên phụ nữ, điều kiện thực tế của địa phương.
-
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Kbang, Gia Lai đã tích cực đẩy mạnh công tác “Dân vận khéo” gắn với hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.