-
Sáng 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở TP đã chủ trì Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019.
-
Chiều 25/6, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
-
Thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Qua đó tạo sự đồng thuận, khơi thông nội lực chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM).
-
Để các quyền dân chủ cơ sở của người lao động được bảo đảm, thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở (CĐCS) trong tham gia và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, Tổng LĐLĐ Việt Nam đang lấy ý kiến rộng rãi từ doanh nghiệp, các cấp công đoàn, để ban hành hướng dẫn mới về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo nội dung Nghị định 149 và phù hợp với tình hình mới.
-
Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (DCCS) nơi làm việc góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa giữa doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ), đồng thời là cơ sở quan trọng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm được Công đoàn Khu kinh tế (CĐ KKT) tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các DN thực hiện thời gian qua.
-
Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), công tác xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (QCDCCS) trong BĐBP tiếp tục có chuyển biến tích cực cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện; sự dân chủ, tính công khai, minh bạch được mở rộng; mọi quyền lợi, nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng và người lao động được đảm bảo.
-
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cần thiết thực, hiệu quả, sát thực tế đời sống, tránh bệnh hình thức, đối phó. Ðây là một trong những yêu cầu mà đoàn giám sát HÐND tỉnh đặt ra cho các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp tại đợt giám sát kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
-
Sáng 9/5, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ cơ sở của Bộ Công an để đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong những năm qua đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện các quy định về dân chủ trong các lĩnh vực công tác Công an.
-
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là mục tiêu và động lực quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực. Đây cũng là động lực để người dân tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển Thành phố.
-
Những năm qua, việc thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Ðặc biệt là đã phát huy quyền làm chủ và huy động được nguồn lực to lớn trong nhân dân thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
-
Thời gian qua, việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang đạt được nhiều kết quả tích cực. Những khó khăn, vướng mắc của nhân dân được quan tâm giải quyết, tạo niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, nhà nước. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo quốc phòng – an ninh, tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
-
Xác định việc công khai, minh bạch là “chìa khoá” thực hiện dân chủ ở cơ, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương của Quảng Ninh đã đẩy mạnh các phong trào thi đua; xây dựng quy ước, hương ước theo hướng văn minh, tiến bộ; phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Qua đó, tác động tích cực tới việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tăng sự minh bạch trong các hoạt động, lĩnh vực.
-
“Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở là “chìa khoá” để tiến hành hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần xây dựng Đảng bộ Quân sự tỉnh trong sạch vững mạnh tiêu biểu, lực lượng quân sự tỉnh vững mạnh toàn diện”. Đó là khẳng định của Đại tá Phạm Huy Đông, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Bắc Nnh.
-
Thời gian qua, hoạt động giám sát của các ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng tại các địa phương thuộc thành phố Hà Nội đã tập trung vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của người dân. Nhờ đó, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã đi vào cuộc sống, góp phần ổn định tình hình địa bàn...
-
Thời gian qua, việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) được các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua ngay từ cơ sở.