-
Theo số liệu điều tra hộ nghèo, cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều, đầu năm 2017, thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) còn 255 hộ nghèo, chiếm 1,08% tổng số hộ dân và 139 hộ cận nghèo. Năm 2018, toàn thành phố đã giảm 127 hộ nghèo (chỉ tiêu giảm 24 hộ), đạt 529% so kế hoạch... Toàn thành phố hiện còn 42 hộ nghèo, chiếm 0,17% tổng số hộ dân và 54 hộ cận nghèo. Trong đó, các phường Tiến Thành, Tân Phú, Tân Xuân, Tân Bình cơ bản không còn hộ nghèo.
-
Theo thống kê của các ngành và địa phương của tỉnh Bến Tre, thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra từ đầu mùa khô 2019 - 2020 đến nay trên địa bàn tỉnh này là rất lớn. Ước tính giá trị thiệt hại có thể cao hơn nhiều so với đợt xâm nhập mặn mùa khô 2015 - 2016, chỉ riêng ngành nông nghiệp đã thiệt hại trên 1.800 tỷ đồng.
-
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp trong những năm qua anh Châu Văn Hồng ở ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống, thông qua mô hình nuôi lươn thương phẩm an toàn sinh học, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
-
Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản; giá cả một số mặt hàng nông sản, như lúa gạo, trái cây, thịt gia súc, gia cầm, tôm cá... bấp bênh. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 xảy ra diện rộng phức tạp làm cho tình trạng thiếu việc làm càng tăng thêm, đời sống người dân đã khó khăn nay lại càng thêm khó khăn.
-
(Danvan.vn) Trước đây, xã Nậm Giải, huyện Quế Phong là xã rẻo cao biên giới xếp vào loại nghèo nhất của tỉnh Nghệ An. Đời sống của đồng bào hết sức nghèo khổ, lam lũ. Giao thông đi lại hết sức khó khăn. Nhiều bản làng chưa có điện. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ cao. Phong tục tập quán còn nhiều cổ hủ, lạc hậu. Một số hộ gia đình không có nhà cửa hoặc ở chen chúc nhau trong những ngôi nhà xập xệ, dột nát tứ bề.
-
Văn phòng Chính phủ vừa có kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
-
Trong năm 2019 các cấp, ngành, địa phương đã triển khai tương đối toàn diện, đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo góp phần cải thiện rõ rệt đời sống người nghèo và hạ tầng cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh.
-
Thời gian qua, hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã thể hiện được vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
-
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, cùng với sự nỗ lực trách nhiệm của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương và sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, người dân, công tác triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135), Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại huyện Minh Hóa giai đoạn 2008 - 2020 theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (Chương trình 30a) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Các chương trình đã hướng tới người nghèo, người yếu thế trong xã hội, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mức độ hưởng lợi của các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 được thành lập theo Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 10/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015 - 2020) giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 5,95%, 5 năm qua, huyện Cai Lậy tập trung trợ vốn, tư liệu sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội… từng bước nâng cao mức sống người dân.
-
Thực hiện mô hình “Cơ quan, đơn vị giúp đỡ thôn, khu phố khó khăn và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức giúp đỡ hộ nghèo”, thời gian qua, Đảng bộ TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) đã triển khai nhiều cách làm hay, hiệu quả, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
-
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Chiêm Hóa quan tâm thực hiện. Những năm qua, huyện đã tập trung nhiều nguồn lực, với nhiều giải pháp thiết thực, trong đó triển khai có hiệu quả công tác dân vận ở nhiều lĩnh vực, khơi dậy sự sáng tạo, sức mạnh từ nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12,99% trong năm 2020.
-
Thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã xác định giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm là một trong hai chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai công tác giảm nghèo và đạt được những kết quả tích cực, góp phần cải thiện rõ rệt đời sống của người nghèo, hạ tầng vùng nghèo, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
-
Cuối tháng 10/2019, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là dấu mốc cho thấy sự “vươn mình” mạnh mẽ của một vùng quê giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Để đạt được kết quả đó, phải kể đến sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự đóng góp to lớn của hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở, nhất là phong trào thi đua “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”.